Để Chiến Thắng COVID

Ngày 19 tháng 10 năm 2020
Bich-May Nguyen, MD, MPH, FAAFP

Bệnh nhân COVID đầu đến phòng mạch của tôi khoảng giữa tháng 3, với tình trạng mệt mỏi lạ kỳ. Ông được đưa vào bệnh viện và nhanh chóng qua đời. Những y tá đã tiếp xúc với bệnh nhân đều được cách ly tại nhà và không có biến chứng. Từ đó, trung tâm y tế của chúng tôi cung cấp khẩu trang cho mọi người, tấm che mặt cho nhân viên, kiếng chắn cho bàn tiếp tân, và làm hẹn qua video và điện thoại.

 Là Bác Sĩ gia đình chuyên trị cho bệnh nhân trong các cơ sở y tế và bệnh viện, tôi đã trải qua những cảm xúc tức giận, trầm cảm, và đau buồn khi chứng kiến các viên chức chính phủ như Tổng Thống Trump và Thống Đốc Kemp bang Georgia đã coi thường căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Cho đến nay, trên 7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận và hơn 200,000 người Mỹ đã tử vong.

 Trong khi quốc gia này có đủ chuyên môn và nguồn lực để duy trì sức khoẻ cho người dân, nhiều nhà lãnh đạo đã không tuân theo các căn bản hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng để ngăn chặn sự truyền nhiễm và tử vong. Để chặn đứng coronavirus, chúng ta phải xét nghiệm vi khuẩn nhanh chóng và chính xác; truy tìm nguồn tiếp xúc, và kiện toàn cơ sở cách ly với sự giám sát của nhân viên y tế; bệnh viện phải có khả năng an toàn chăm sóc cho bệnh nhân không dựa vào tình trạng khủng hoảng; thông tin trung thực và cập nhật: và nhấn mạnh những lời khuyên như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông đảo bên trong.

 Các nhà lãnh đạo liên bang đã không dùng quyền sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để điều phối nguồn vật liệu, phân phối đồng đều từ kho Dự trữ Chiến lược của quốc gia để thiết bị y tế, và dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của Trung tâm Phòng Chống Dịch tễ (CDC) để hướng dẫn cho cộng đồng. Những chỉ thị khác nhau về đại dịch giữa chính quyền tiểu bang và địa phương đã dẫn đến sự hỗn độn, các tiểu bang tranh dành thiết bị y khoa, và sự truyền nhiễm mà ta có thể ngăn chặn đã lan tràn.

 Trước nhất, tiến hành xét nghiệm nhanh chóng và chính xác là cơ bản ngăn chận sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm. Việc này giúp xác định và cách ly người bị nhiễm. Sự xét nghiệm giúp ích cho y tế cộng đồng bằng cách cung cấp thông tin về số lượng và sự lây lan để các nhà lãnh đạo có thể kềm chế sự bùng phát.

 Khi trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng trong tháng 7 ở Houston, nơi tôi điều trị bệnh nhân, tôi phải chờ từ 9 đến 15 ngày để nhận được kết quả xét nghiệm. Thời gian đợi quá lâu như vậy làm cho sự xét nghiệm trở nên vô ích. Phụ nữ cần biết kết quả để bảo vệ gia đình. Đàn ông cần biết để an tâm đi làm. Nếu muốn, Hoa Kỳ có thể yêu cầu phòng xét nghiệm đưa kết quả trong 24 tiếng hoặc không được trả tiền. Khi các trường học, đội thể thao, và nghệ sĩ muốn tìm cách mở cửa sinh hoạt an toàn, chúng ta cần có khả năng xét nghiệm tốt hơn, nhanh hơn.

 Một biện pháp khác có thể ngăn chặn sự lây nhiễm là tra dò nguồn tiếp xúc. Sau khi xác định dương tính của cụm truyền nhiễm, cơ quan y tế sẽ liên lạc với người có dương tính để tra dò xem ai khác có thể bị lây nhiễm. Việc tra dò nguồn tiếp xúc giúp xác định thêm những cá nhân khác với vi khuẩn trong người.

 Biện pháp tra dò nguồn tiếp xúc cho phép chúng ta mở cửa trường học và doanh nghiệp lại, mà vẫn ngăn ngừa sự lây nhiễm. Ngay cả khi người bệnh không nhớ mình đã tiếp xúc với ai, việc tra dò nguồn tiếp xúc vẫn làm giảm thấp số người bị nhiễm một cách công hiệu để các hệ thống y tế địa phương đủ sức đấu phó.

 Cách ly khỏi nhà là một phương pháp khác để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Dữ liệu ban đầu cho thấy những người nhập bệnh viện vì COVID-19 ở New York đã cấm cung trong nhà. Chuyên gia y tế nghi ngờ những người lớn tuổi với nguy cơ cao có thể đang chung sống với công nhân viên chức với việc làm bên ngoài hay cần di chuyển .

 Cộng đồng địa phương cần hợp tác với khách sạn hay ký túc xá để nhận người nhiễm bệnh với triệu chứng nhẹ không cần nhập viện. Điều này có thể làm giảm sự lây nhiễm tới những người đang sống chung với họ.

 Sau cùng, một khía cạnh quan trọng để ngăn chặn sự bùng phát là sự thống nhất khi cung cấp thông cáo dựa theo khoa học. Tổng thống đã thúc đẩy việc dùng thuốc hydroxychloroquine để chữa bệnh và đề nghị tiêm thuốc tẩy trùng để "diệt bệnh". Thông tin sai lệch này dẫn đến tác hại như sự gia tăng trong số người gọi đến Trung tâm Kiểm soát Ngộ độc vì đã uống thuốc tẩy trùng. Khi thông tin cho cộng đồng, các nhà lãnh đạo cũng như đương kim tổng thống đã không dựa theo sự hướng dẫn của Trung tâm Phòng Chống Dịch tễ CDC, làm giảm sự tin tưởng của dân chúng.

 Mọi người nên ủng hộ việc tự giác phòng ngừa và cập nhật thông tin mới. Sau khi nghiên cứu về COVID-19, các nhà khoa học đã khuyên nên đeo khẩu trang. Nếu phần lớn dân chúng đeo khẩu trang, việc lây nhiễm vi khuẩn sẽ được ngăn chặn, số lượng ca nhiễm bệnh mới sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, tránh tụ tập trong nhà hay tập trung đông người cũng ngăn chận sự truyền nhiễm.

 Hiện có một số người không đồng ý rằng các nhà lãnh đạo đất nước mang vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người bị nhiễm, ốm nhập viện, hay số tử vong vì coronavirus ở Mỹ. Thế nhưng, họ có thể so sánh nước Mỹ với các quốc gia như New Zealand, Singapore, Senegal, và Rwanda. Những quốc gia nêu trên phản ứng nhanh chóng với phương án dựa trên cơ sở khoa học đã làm giảm tỷ lệ dân số bị lây nhiễm, với số ca nhập viện và tử vong rất ít.

 Nói chung, việc công dân Mỹ có thể làm là tham gia bầu cử vào tháng 11. Chúng ta phải bỏ phiếu cho những nhà lãnh đạo giàu lòng nhân hậu như Joe Biden cho chức vụ Tổng Thống, MJ Hegar cho chức vụ Thượng Viện Hoa Kỳ ở Texas, Ann Johnson cho chức vụ Dân Biểu Tiểu bang hạt 124,  Kathy Chen cho tòa án tối cao của tiểu bang,  và Michelle Palmer cho Hội đồng Giáo dục Tiểu bang. Những ứng cử viên này sẽ  lắng nghe các chuyên gia và đưa ra quyết định dựa theo nguyên tắc có lợi ích cho cộng đồng của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta  có thể thành lập phương án bảo vệ mọi người khỏi bệnh dịch COVID-19 để tránh cảnh nhiểu gia đình bị mất đi người thân thương.

Bich-May Nguyen, MD, MPH, FAAFP là một giảng viên trong chương trình đào tạo bác sĩ chuyên môn ngành y khoa gia đình và là giám đốc khảo cứu tại các vùng trong khu vực Houston. 


To Contain the Coronavirus

Our first clinic patient with coronavirus came in mid-March with new onset fatigue. He was hospitalized and died quickly. A few nurses who came into close contact isolated themselves at home and survived without complications. Since then, our primary care clinic now provides masks for everyone, face shields for employees, plexiglass shields at the front desk, and video and telephone appointments. 

As a family physician taking care of people in clinic and hospital settings, I have gone through the anger, depression, and acceptance stages of grief in watching elected officials like President Trump fail to take this infectious threat seriously and Governor Abbott reopen before protective measures were in place. At this point in the pandemic, over 7 million COVID-19 cases have been confirmed and over 200,000 Americans have died

While our country has the expertise and resources to keep people healthy, many leaders have failed to follow basic public health recommendations to prevent infections and deaths. To contain coronavirus, we must have fast, accurate testing; contact tracing; medically supervised isolation facilities; hospitals must be able to safely care for everyone without resorting to crisis mode; and timely, trustworthy communication and advice such as wearing masks and avoiding large, indoor gatherings. 

Federal leaders have given up their authority to use the Defense Production Act to coordinate supplies, equitably distribute equipment from the Strategic National Stockpile, and the expertise of the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) to provide guidance for communities. Different state and local government responses to this pandemic have led to confusion, states competing for equipment, and many preventable infections. 

First, having fast, accurate testing is fundamental to addressing an infectious disease outbreak. This helps us identify and isolate or hospitalize people who are sick. Testing also helps public health efforts by providing information about the number and spread of infections so that leaders can contain the outbreak. 

When COVID-19 cases were surging in July in the Houston area where I care for patients, it took me nine to fifteen days to get test results back. Waiting that long to find out if someone has coronavirus makes the test useless. One woman needed to know so she could protect her family. A man needed to know if he was safe to go to work. The U.S. could fix this problem if it wanted and require labs to return tests within 24 hours or not get paid. As schools, sports teams, and performing artists figure out how to open safely, we need better, faster testing capability. 

Another measure that could help stop the spread of an infectious disease is contact tracing. When public health departments learn about a positive test for certain infections, they get in touch with the person with the result and ask who else may have been infected. Contact tracing can help us identify potential coronavirus carriers. 

Contact tracing could allow us to reopen schools and businesses and quickly stop the spread of new cases. Even if people don’t remember everyone they came into contact with recently, contact tracing can be effective enough to help keep overall infection numbers low enough to not overwhelm the local health care system

Furthermore, isolating people away from home is another measure to prevent the spread of disease. Early data shows that many people getting hospitalized for COVID-19 in New York were staying home. Public health experts suspect that older people with risk factors may be living with people who were essential workers or traveling outside the home

Local communities could contract with hotels and colleges to house mildly sick people who do not need hospital admission. This would cut down the risk of infection for these people who live with someone who gets coronavirus. 

Finally, an important aspect of containing an outbreak is providing consistent, science-based messaging. The President has promoted hydroxychloroquine as a cure and suggested injecting disinfectant could “knock it out.” This misinformation has led to harm such as increases in Poison Control Center calls for people drinking bleach. Elected officials like the President not following the CDC recommendations for public communication during a crisis lowers public trust. 

People should be empowered to take precautions and be updated with new information. As scientists learned more about COVID-19, they started recommending face masks. If a large majority of the population wore a mask, it could prevent people from spreading their germs and dramatically drop new infections. Also, avoiding indoor gatherings and large groups can help prevent the spread of infections. 

Now, some people may disagree that our country’s leadership has had a direct impact on the number of infections, hospitalizations, and deaths from coronavirus in this country. However, they can compare the U.S. with countries like New Zealand, Singapore, Senegal, and Rwanda. Those that responded quickly with science-based policies have had lower infection rates per capita, with fewer hospitalizations and deaths.

In general, what we, the people, can do is vote in this November election. We must elect compassionate leaders up and down the ballot like Joseph Biden for President and in Texas MJ Hegar for U.S. Senate, Ann Johnson for state house district 134, Kathy Cheng for state Supreme Court, and Michelle Palmer for State Board of Education. These candidates will listen to experts and make decisions based on what can help our communities. Then, we can put in place policies that will protect our population from COVID-19 and prevent more families from losing loved ones. 

Bich-May Nguyen, MD, MPH, FAAFP is a family medicine residency faculty and research director in the greater Houston area.