Finding the Equilibrium Between Privilege and Whatever the Opposite of Privilege Is

June 28, 2020
Tung Nguyen, PIVOT president

I’ve been working through this for a while now but still haven’t got to a place of equilibrium regarding my privileges and whatever is the opposite.

Some of my privileges are that my 2-parents household was middle class, I received an elite education at the college and post-grad level, I am a professional making decent money, and though I have no formal power, I do have a certain amount of influence in my spheres of work, namely health research and academia. And I’m a man.

I don’t know what to call the opposite of privilege that I have, because I don’t consider them penalties but also privileges. I was a refugee. I was an English learner. I have always been a minority wherever I’ve been since I was 10 years old. I was young in a culture that respects the old and now I’m old in a culture that values youth. I live in a world that emasculates Asian men.

I’ve been paying the minority tax for as long as I have been a professional. I’ve never been given credit for being a minority—really, my minority status is best put as being invisible. And yet I am also considered part of the model minority. And also, because of my privileges, I am considered part of the model minority problem by other Asian Americans. My work has for a long time and still is under-valued by my profession because it is not about the default white, well-educated people.

But it’s all right. Nothing should be static in self assessment. And self-assessment is intellectual masturbation if unaccompanied by action. Let’s do it. Let’s combine our privileges and our opposites of privileges and make the world a better place, where everyone has privileges, and everyone’s opposites of privileges are valued.

 _______________________________ 

Đã từ khá lâu, tôi nghĩ về việc này, nhưng vẫn chưa tìm được sự quân bình giữa những đặc quyền của mình và mặt trái của nó.

Một số đặc quyền của tôi là sinh trưởng trong một gia đình trung lưu có cả bố lẫn mẹ. Tôi đã được đào tạo cấp cử nhân và hậu cử nhân ở các đại học hàng đầu, và tôi làm việc chuyên môn với số lương khá. Tuy tôi không có quyền lực chính thức, tôi có một số ảnh hưởng trong phạm vi nghề nghiệp, nói rõ là ngành nghiên cứu về y tế và đại học đường. Và tôi là một người đàn ông.

Tôi không biết gọi mặt kia của đặc quyền của mình là gì, vì tôi không chỉ quan niệm đó là sự bất lợi mà cũng là đặc quyền nữa. Tôi là người tị nạn. Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi. Từ lúc 10 tuổi, bất cứ ở đâu tôi luôn luôn là người thiểu số. Tôi đã từng là người trẻ tuổi trong một văn hóa trọng vọng người có tuổi và nay tôi là người có tuổi trong một văn hóa thiên về sự trẻ trung. Tôi sống trong một thế giới không coi trọng nam tính của đàn ông Á Châu.

Tôi đã trả cái giá người thiểu số phải trả trong suốt sự nghiệp của mình. Chưa bao giờ tôi được nhận công vì là người thiểu số. Thật thế, cái gốc thiểu số của tôi trong tình huống tốt nhất chỉ ngang với vô hình. Tuy nhiên, tôi cũng được coi là một phần của cái “thiểu số gương mẫu.” Và cũng vì thế, vì những đặc quyền của mình, tôi bị một số người Mỹ gốc Châu Á coi là một phần của “vấn nạn người thiểu số gương mẫu.” Trong một thời gian dài kể cả hiện nay, công việc của tôi không được đánh giá đúng mức vì trọng tâm của nó không phải là người da trắng và giới có học vấn cao.

Nhưng chẳng sao cả. Khi tự xét mình, không điều gì nên ở trạng thái bất động. Và tự xét mình chỉ là sự thủ dâm trí thức nếu nó không đi đôi với hành động. Hãy hành động. Hãy gom các đặc quyền và các mặt trái của nó để làm thế giới này đẹp hơn, nơi ai cũng có đặc quyền, và cả mặt trái của đặc quyền của mỗi người cũng được coi là có giá trị.