December 18, 2017
/From author Thi Bui:
Đây là Dy Nguyễn và con gái nhỏ của anh. Cũng như tôi, Dy chỉ mới ba tuổi khi mẹ của anh mang theo anh lên thuyền vượt biên trốn khỏi Việt Nam, liều mình đánh cược với mọi thứ nhằm tìm kiếm an toàn và tự do.
Là nạn nhân của sự áp bức chính trị, mẹ của Dy đã cố trốn khỏi Việt Nam kể từ khi chính quyền miền Nam sụp đổ. Sau khi thất bại ba lần, mẹ của Dy cuối cùng cũng thành công vượt biên đến Mã Lai cùng chồng và hai con trai của mình. Nhưng không như gia đình tôi được tái định cư sau vài tháng, gia đình Dy đã bị bỏ rơi ở trại tị nạn suốt bảy năm. Trại tị nạn này sau này bị đóng lại, và cả gia đình Dy bị đưa về Việt Nam cùng những người tị nạn khác. Lúc đó Dy được mười tuổi.
Việt Nam và Mỹ thương lượng thiết lập chương trình gọi là "Cơ hội tái định cư cho người Việt hồi hương," và sau một quá trình nộp đơn phức tạp, gia đình Dy cuối cùng cũng được phép đến Mỹ khi anh được 12 tuổi. Những năm tiếp theo của cuộc đời anh gắn liền với sự ly thân của cha mẹ, dọn nhà đi nhiều bang khác nhau, và gặp phải các rắc rối về pháp luật. Những năm đầu 20 của cuộc đời mình, anh đã bị kết án trộm cắp qua việc nhận hàng bị trộm, bị tước đi thẻ xanh, và phải ngồi tù 5 năm. Dy bắt đầu cải tạo bản thân mình trong tù. Anh đi học và nhận được bằng GED (bằng dành cho người lớn đi học lại cấp 3). Anh đã tìm lại được sức mạnh và sự hàn gắn tâm hồn qua đức tin. Từ khi ra tù, Dy là một thành viên tích cực trong nhà thờ, nơi mà anh phục vụ với tư cách là người hướng dẫn các thanh thiếu niên, thông qua các lỗi lầm trong quá khứ của mình mà đưa các em đến một con đường tốt đẹp hơn.
Trong lúc này, ICE đã nhiều lần muốn trục xuất Dy. Lần đầu tiên là lúc Dy vẫn còn trong tù. Lúc đó chính quyền Việt Nam không chịu nhận anh nên ICE cho phép anh ra tù sau khi hoàn thành bản án của mình. Dy tìm được một việc làm ổn định, tham gia công việc nhà thờ, và có một cuộc sống yên bình tại Lawrenceville, Georgia. Anh cưới vợ vào năm năm ngoái, và năm nay anh trở thành một người cha. Thế nhưng vào ngày 6 tháng 11, ICE đã một lần nữa bắt anh đi.
Ngày hôm đó, Dy đang chuẩn bị đi làm, và vợ anh ở nhà chuẩn bị đưa con gái 5 tháng tuổi của mình đi khám bác sĩ. Các nhân viên ICE đến và yêu cầu vợ Dy lên lầu lấy giày và áo khoác của anh. Khi cô xuống trở lại, những người này đã bắt anh vào trong xe họ. Dy thậm chí không có cơ hội chào tạm biệt vợ và con mình.
Đầu tháng 10, khoảng 150 người Campuchia và 95 người Việt đã bị ICE bắt chuẩn bị cho việc trục xuất. Đây là những cuộc bố ráp lớn nhất đã từng xảy ra nhắm vào cộng đồng người Đông Nam Á. Có khoảng 2.000 người Mỹ gốc Campuchia và 10.000 người Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị bắt trong các cuộc bố ráp sắp tới.
Những người bị bắt đã bị đưa đến các trung tâm cách nhà họ rất xa để xử lý, rồi một lần nữa bị chuyển tới các trung tâm tạm giam khác nhau, khiến cho việc liên lạc hay biện hộ cho họ trở nên rất khó khăn. Nhiều gia đình đang sống trong sợ hãi, không biết gia đình mình sẽ bị chia rẽ bất kỳ lúc nào. Con gái Dy, khi được đưa đến trung tâm tạm giam Stewart, đã khóc rất nhiều vì không thể chạm vào cha mình qua bức tường kính chống đạn.
Hãy cùng tôi chống lại sự bất công này.
—Thi Bùi, tác giả The Best We Could Do (Điều tốt nhất Chúng tôi có thể làm)
Cách mà bạn có thể giúp:
Ký tên yêu cầu đình chỉ việc trục xuất người Việt.
Ký tên yêu cầu đình chỉ việc trục xuất người Campuchia.
Ủng hộ công việc của Asian Americans Advancing Justice - Atlanta. Georgia là địa điểm của trại giam Stewart, trại giam lớn nhất của nước Mỹ. Trại giam Stewart nằm tại Lumpkin, Georgia, một thành phố biệt lập, xa xôi, khiến cho sự tiếp xúc với cố vấn lập pháp và gia đình rất khó khăn. Khi được biết rằng hàng chục gia đình Việt Nam trên khắp nước Mỹ đang bị giam giữ tại trại giam Stewart, cơ quan Advancing Justice - Atlanta nhanh chóng hành động. Vì sự lùng bắt của sở di trú đã bắt đầu từ cuối tháng 10, Advancing Justice - Atlanta đã giúp tổ chức các cuộc viếng thăm những người Việt bị giam giữ, cũng như sơ vấn giúp đỡ họ về luật pháp. Để yểm hộ Advancing Justice - Atlanta tiếp tục giúp đỡ các nạn nhân, xin vui lòng đóng góp tại Advancing Justice - Atlanta.
Ủng hộ công việc của Asian Americans Advancing Justice - Asian Law Caucus và Asian Americans Advancing Justice - Los Angeles, là các tổ chức đã tiến hành một vụ kiện tập thể nhân danh những người bị giam cầm. Họ vừa mới xin hoãn lại được ngày trục xuất của những người tị nạn từ Campuchia (đáng lẽ phải bị trục xuất ngày 18 tháng 12, 2017). Tất cả các đóng góp từ mọi người sẽ được nhân đôi cho tới cuối tháng 12.
http://bit.ly/21pEPXH
http://bit.ly/2kK0lqP
Chia sẻ thông tin này đến cộng đồng của bạn!
#HomeIsHere
#RefugeeResilience
#Not1More
#EndDeportation
#RefugeesWelcome