Quan Điểm: Tại Sao Nhiều Di Dân Vẫn Tin Vào Những “Lời Đại Lừa Bịp" ––Và Sẽ Tiếp Tục Tin

Phạm Minh-Thư từng là một người tỵ nạnViệt Nam đã đồng sáng lập New American Voices, một tổ chức huy động người Mỹ gốc Á và các di dân khác tham gia bầu cử tại Mỹ. 

Đối với nhiều người, Tết Âm lịch là một dịp để ôn lại qúa khứ và chuẩn bị cho thời gian tới. Năm ngoái, nhiều người tin vào những “lời đại lừa bịp" cuả Donald Trump về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu không có nỗ lực chống lại những nguồn tin nhảm nhắm vào cộng đồng di dân, những người theo Trump sẽ tiếp tục phao tin thất thiệt trong cuộc bầu cử tới. 

Vào ngày Sáu tháng Giêng 2021, trên toà nhà quốc hội Hoa Kỳ, lá cờ nội chiến cuả các tiểu bang ly khai miền nam nước Mỹ và ký hiệu biểu tượng cho tổ chức cực hữu da trắng đã được phất lên cạnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cuả miền nam Việt nam, quê hương cha mẹ tôi mà đã bị cộng sản xâm chiếm năm 1975. Các lá cờ của Ấn Đô, ̣Do Thái, Cuba, Đài loan và Iran thời shah cũng đã xuất hiện trên thềm quốc hội. 

Từ ấy có thông cáo là người Mỹ gốc Hoa đã đóng góp trên 80 phần trăm vào quỹ y tế cho Proud Boys để đài thọ chăm lo cho các thành viên bị đả thương trong các cuộc biểu tình trước tháng bạo động. Đó có thể là điều ngạc nhiên cho một số người, nhưng đối với tôi thì không. Tôi đã chứng kiến ảnh hưởng tai hại bởi các “lời đại lừa bịp” đó trong chính gia đình tôi. 

Bộ máy tuyên truyền cực hữu đã bắt đầu nhắm vào cộng đồng di dân cho cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù đã có chứng cớ là các nhóm di dân gốc châu Á và Mỹ La Tinh rất dễ bị lừa bởi các tin thất thiệt, rất ít ai để ý tìm cách chống lại các nguồn tin đó. 

Thiếu sót này cần phải được chỉnh đốn. Các nhóm cử tri trên có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất trong cử tri đoàn và họ thường cư ngụ ở các vùng ngoại ô tại các tiểu bang tranh chấp. Trong các cuộc bầu cử suýt soát sắp tới năm nay và năm 2024, lá phiếu cuả các cộng đồng trên sẽ giữ vai trò quyết định. 

Các người quan tâm đến nền dân chủ nước Mỹ cần khuyến khích các cộng đồng di dân dấn thân bảo vệ nền dân chủ tại quê hương mới. Ngược lại, các thế lực phản dân chủ lại có vẻ đang thu hút họ. 

Ðiều này không nhất thiết phải như vậy.

Như gia đình tôi đã từng bỏ chạy khỏi chế độ cộng sản độc tài sau khi chiến tranh chấm dứt, đa số các di dân và người tị nạn đến Hoa kỳ đã cam kết lưạ chọn tư do và dân chủ. Họ đã bỏ tất cả để ra đi tìm tự do, hạnh phúc, và an toàn cho chính mình và gia đình hầu xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn––và sẵn sàng bảo vệ quê hương mới của họ. 

Vì thế, mỗi đe doạ cho nền dân chủ Mỹ đều được di dân chú tâm đến một cách nghiêm chỉnh. Điều này khiến họ dễ bị nhồi sọ bởi chiêu bài của các nhóm cực hữu mị dân–như trong cuộc nổi loạn tấn công toà nhà quốc hội––là họ tới đây để giúp bảo vệ nền dân chủ Hoa Kỳ đang rơi vào tay xã hội chủ nghiã. 

Mọi người trong chúng ta đều chứng kiến cảnh ông bà cha chú thuộc thế hệ di dân đầu tiên bị nhiễm độc bới lời tuyên truyền sai sự thật. Gần đậy, tôi từng có những cuộc đàm thoại nóng bỏng trong tinh thần trên kính dưới nhường với những người thân đã cả tin vào các luận điệu đại lừa bịp cuả nhóm cực hữu dưới chiêu bài chống cộng. Họ tin là Trung Cộng đã mua đứt các máy bầu cử cuả hãng Dominion, rằng tổng thống đắc cử Biden bị cộng sản mua chuộc, và đảng dân chủ muốn gian lận “lần nữa” bằng cách cho các người không phải là công dân Hoa kỳ tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống sau. 

Nguồn tin tức của những người nhẹ dạ cả tin là những thông tin chính trị từ các đài phát thanh bằng tiếng mẹ đẻ do một số các xướng ngôn viên cố tình bóp méo sự thật. Đồng thời họ cùng bè bạn xem và truyền tay nhau những video gây khích đông trên các mạng thông tin xã hội. 

Nhiều người Mỹ gốc Hoa và Hoa Kiều trên toàn hài ngoại đã đóng góp gây quỹ cho nhóm Proud Boys vì họ tin là tổ chức này giúp bảo vệ Hoa kỳ khỏi sự lật đổ chính quyền bởi cộng sản. Các cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tại các bang Florida và Texas thường xuyên được nghe đồn là TT Biden cũng là một tay chủ nghĩa độc tài như Venezuela Nicolas Maduro. Nhiều di dân cũng có ác cảm với người da den, do những hiểu lầm tai hại đưa đến bởi sự phân chia giai cấp và  guồng máy kỳ thị. 

Được trang bị bởi các phương tiện truyền thông hữu hiệu và lợi dụng việc người di dân vốn đã sẵn nghi ngờ vì kinh nghiệm sống quá khứ, lại không rành Anh Ngữ để theo dõi các thông tin chính xác, các thế lực chống dân chủ đang ra sức tuyên truyền các tin bịp bợm với mục đích gây hoang mang sợ hãi trong các cộng đồng di dân. Youtube và Facebook đầy dẫy các bài bình luận láo khoét về cuộc bầu cử 2020, nhưng vì các tin đồn không phải bằng tiếng Anh nên đã không được giới kiểm tra truyền thông đả động đến. Trong khi đó thì hoàn toàn không có các tin chính xác tương đương dựa trên dữ kiện và có tính chất dân chủ. 

Tin lạc quan: Bằng cách dấn thân tham gia, di dân sẽ giúp củng cố lại nền dân chủ chân chính. 

Năm 2020, các công dân mới tại Mỹ đã giữ trò then chốt trong việc ngăn chặn Trump––vốn tôn sùng các nhà lãng đạo độc tài như Vladimir Putin, Xi Jinping và Kim Jong Un–– thắng nhiệm kỳ hai. Điều này xẩy ra được một phần là nhờ các nhóm hoạt động xã hội đã dùng tiếng mẹ đẻ vận động các người Mỹ gốc Á thuộc thế hệ di dân thứ nhất và nhì tham gia bầu cử ở các tiểu bang tranh chấp. 

Các nỗ lực này đã mang lại kết qủa. Phân tích sau bầu cử 2020 cho thấy sự tham gia phụ trội cuả 47 phần trăm cử tri Mỹ gốc Á châu và gốc Thái bình Dương đã đóng vai trò quyết định trong vài cuộc tranh cử, như ở Arizona và Georgia. Trên toàn nước Mỹ, 2/3 cử tri người Mỹ gốc Á đã bỏ phiếu để trục xuất Trump. 

Nhưng 1/3 đã không tham gia. Các phần tử kinh doanh, tín đồ cực đoan, di dân chống cộng là một nhóm cần được lay chuyển. Vì thế mà các thế lực phản dân chủ đang ra sức lôi cuốn dụ dỗ họ. 

Tiếc thay, các nhà dân chủ d-nhỏ đã không làm gì nhiều để cưỡng lại làn sóng này. 

Những người Mỹ mới sẽ là yếu tố quyết định cứu giúp nền dân chủ Mỹ đang lâm nguy. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đến với họ––qua các phương tiện thông tin bằng tiếng mẹ đẻ, các mạng xã hội và các app nhắn tin, cũng như qua các trung tâm hoạt động cộng đồngvà các cơ quan tín ngưỡng––và cung cấp cho họ một nguồn trao đổi thông tin mới lành mạnh hơn bằng tiếng của họ. 

Những người yêu chuộng dân chủ không thể coi sự tồn tại cuả thể chế dân chủ đa dạng tại Hoa Kỳ là dĩ nhiên hay coi thường sức mạnh của những người vẫn đang ngoài lề chính trị. Phải kéo lấy họ. Nếu muốn cho nền dân chủ vững thắng năm 2024, chúng ta phải vận động và thuyết phục sự tham gia của mọi di dân vào chính trị.

 

Nguồn: Bài chính đăng trên Washington Post https://wapo.st/3omNsVy