Thư Ngỏ từ Những Người Mỹ gốc Việt đến Những Người Anh Em Mỹ Gốc Nhật của Chúng ta
/19 tháng 2 2017
Hôm nay, Ngày 19 tháng 2 là Ngày Tưởng Niệm của các bạn, một ngày đánh dấu sự bất công khi Sắc Lệnh Điều Hành 9066 đã tước mất nhà cửa và tài sản của 120,000 người Mỹ gốc Nhật, và họ đã phải sống trong những trại giam giữ giữa hàng rào kẽm gai. Ngày này, mỗi năm, nhắc nhở chúng ta về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta, với tư cách là một quốc gia, từ bỏ lương tâm của mình và hành động theo sự sợ hãi.
Đối với người Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng có ngày tưởng niệm của chúng tôi. Ngày 30 Tháng 4 năm 1975 là ngày Sài Gòn sụp đổ và Chiến Tranh Việt Nam kết thúc. Tương tự như của bạn, nó đánh dấu một thời điểm di tản ồ ạt của nhiều người khi chúng tôi bị buộc phải rời khỏi Việt Nam làm người tị nạn để cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ và các nước khác.
Trong ký ức chung của chúng ta, các sự kiện đau đớn như vậy thường được kể lại thông qua những hình ảnh bi thảm và có tác động mạnh. Đối với chúng tôi, đó là những hình ảnh của những người hoảng sợ leo tường trốn chạy và cuộc di cư ồ ạt bỏ lại đất nước. Đối với các bạn, đó là những hình ảnh của những người bị chĩa súng, bắt tụ tập, và ép phải rời khỏi nhà cửa của mình và các trẻ em từ đằng sau cái hàng rào kẽm gai. Để rồi nhiều thập kỷ sau đó, đối với một xã hội thường vô tư, những hình ảnh này, được chiếu lại mỗi năm một lần, may ra có thể gợi ra một cái lắc đầu xấu hổ, sự kinh ngạc, và một cảm nghĩ "làm sao mà chúng ta có thể để điều này xảy ra?" Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi chúng ta phải đối mặt với những mối nguy hiểm thời đại của chính sách này, nếu chỉ có phản ứng bằng những cảm nghĩ tưởng niệm tình cờ đơn giản thì không đủ.
Thay vào đó, chúng ta hãy trở nên những người Mỹ có ràng buộc với nhau không chỉ bởi lịch sử di tản của chúng ta, nhưng còn bởi nghĩa vụ đạo đức chung để lên tiếng khi đối mặt với sự bất công, ở bất cứ nơi nào—những sắc lệnh cấm đoán dựa trên tôn giáo, mối đe dọa đăng ký người Hồi giáo, và sự tham dự vào các cuộc chiến tranh không cần thiết trên thế giới. Vì chiến tranh, như chúng tôi nhớ rõ, vừa tạo ra người tị nạn và vừa làm trầm trọng thêm những tình trạng của người tị nạn. Chúng ta, cùng với những người đồng cảnh ngộ, sẽ không bao giờ quên những ngày tưởng niệmnhư thế này, hãy trở thành tiếng nói của lương tâm. Vì dù sau đi nữa, chính sự đồng cảm và lòng trắc ẫn thầm lặng của những người thời xưa đó đã dẫn đến những ngày tưởng niệm đau đớn của ngày hôm nay. Chúng ta hãy cùng đoàn kết lên tiếng, để đừng có thêm một ngày tưởng niệm nào như những ngày tưởng niệm của chúng ta nữa. Chúng ta đừng chỉ rơi nước mắt khi nhìn thấy những hình ảnh xác chết một em bé người Syria trôi dạt vào bờ biển. Vì những hình ành này chỉ có tác động mạnh khi chúng có thể gợi ra những hành động chống cự lại kẻ gây ra thảm kịch.
Vào Ngày Tưởng Niệm của các bạn, chúng tôi cam kết sẽ đứng cùng các bạn để trở thành tiếng nói của lương tâm cho đất nước này, và để nhắc nhở tất cả mọi người về tình nhân loại chung của chúng ta.
PIVOT - Tổ chức Người Mỹ gốc Việt Cấp Tiến