Ngày Tưởng Niệm 30 Tháng Tư
/30 tháng 4 2017
Với đôi môi khô. “Hãy trao cho tôi các con người mỏi mệt, các thân phận nghèo khó,
Các đám đông đang ôm duối lấy nhau muốn được thở khí trời tự do,
Những lũ người bất hạnh bị chối từ bến nước
Những kẻ không nhà, dập vùi giữa giông tố
Ta sẽ mở rộng cửa hoàng môn và giương cao ngọn đuốc!”
- Emma Lazarus -
30 tháng 4, 1975 đánh dấu kết thúc chiến tranh Việt Nam, một ngày đã đưa đẩy Nữ Thần Tự Do, trong tay bà những lời thơ thơ bất hủ của Lazarus, mở lòng đón tiếp hơn 1 triệu người Việt Nam đã ùa vào theo từng làn sóng một, qua các chính sách tị nạn và di dân. Ảnh hưởng của ngày đó lan ra khắp thế giới trong lúc hàng triệu người Việt đi tìm nơi trú ẩn trên tha phương.
Nhiều người Mỹ gốc Việt đã can đảm đối mặt với cái chết và các khổ đau cùng cực để tìm đến quốc gia này. Động lực nào thúc đẩy họ? Để sống sót sau những hệ lụy của chiến tranh. Chúng ta đã đến Mỹ với tư cách nạn nhân—buộc phải xa xứ vì niềm tin, tín ngưỡng hoặc quan hệ.
Nếu có áng cầu vồng sau cơn giông bão, sau khi hiểu được những thất bại và thành công trong một lựa chọn dứt khoát khi tham gia chiến tranh, thì đó là những đóng góp tài năng và sức mạnh kinh tế cho nước Mỹ bởi người Mỹ gốc Việt hiện nay.
Chúng ta là những cư dân Mỹ đã được chiến tranh tạo nên. Chúng ta không thể tránh thoát cái trớ trêu của con dao hai lưỡi khi trong tự do ta ngồi suy ngẫm lại Ngày Tưởng Niệm 42 năm, vài thập niên sau biến cố 30/4/75, với các câu chuyện Mỹ của riêng mình để kế về những nguyên nhân và cuộc sống đã mọc rễ và được thúc tiến nơi đây cho các hội đoàn. Chúng tôi, PIVOT—Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến, là một tổ chức tranh đấu cho quyền làm người, quyền làm dân, và quyền di dân tị nạn. Vì PIVOT được thành lập trên nguyên tắc cảnh giác để bảo vệ tự do chung và cổ võ cho nền tảng giá trị ích lợi cho cộng đồng, chúng tôi xin mạn phép đóng góp quan điểm về chiến tranh của hội với hy vọng rằng các quyết định dẫn đến chiến tranh sẽ được tính toán kỹ càng hơn.
Lịch sử cho ta thấy rõ là ảnh hưởng của chiến tranh không kết thúc khi Hoa Kỳ chấm dứt tham gia. Sự liên quan vượt quá bao triệu người Việt và hàng chục ngàn người Mỹ đã bỏ mình trong chiến tranh bởi vì mỗi cái chết đã để lại bao sự mất mát không nguôi cho kẻ ở lại.
Phí tổn chiến tranh đã không chấm dứt khi chiến tranh kết thúc vì công việc bồi thường và khôi phục đổ vỡ cho miền giao tranh vẫn phải tiếp tục. Các cựu chiến binh Mỹ cần được chăm sóc tận tâm trong một thời gian rất lâu sau khi họ trở về nhà, theo nguồn nghiên cứu của đại học Brown (trị giá 4,79 nghìn tỉ đô-la).
Trên lãnh thổ Việt Nam, qua sự khai quang phá rừng trong nỗ lực ngăn chặn địch, Hoa Kỳ đã sử dụng rất nhiều hóa chất với gây tính ung thư, những hóa chất mà cả hai chính phủ hiện vẫn còn đang lọc trừ. Hàng ngàn đạn dược chưa nổ vẫn còn đó. Người ta ước lượng rằng khoảng 3 triệu người đã bị mất nhà mất cửa, trong đó có hơn 2 triệu người tị nạn bỏ xứ ra đi. Rất nhiều người (bị cướp hung bạo, đánh đập và hãm hiếp ngoài biển khơi) đã bỏ mạng giữa đường. Sự kinh hoàng do chiến tranh đưa đến và trải nghiệm của người tị nạn đã mang đến rất nhiều khó khăn về sức khỏe tinh thần và thể xác cho những người đến được Mỹ và những người cựu chiến binh hồi hương.
Chúng tôi nhận thức rằng nếu không có chiến tranh Việt Nam, dân số người Mỹ gốc Việt hiện nay sẽ khác biệt, và sẽ không có một tổ chức như PIVOT. Nhưng đây, chúng tôi đã có mặt.
Dưới sự lãnh đạo của tổng thống thứ 45, chính phủ đương thời đã bỏ bom Syria và gửi hạm đội tàu chiến đến Bắc Triều Tiên, mời mọc một cuộc chiến mới. Chúng tôi, hội đoàn PIVOT, một thành phần của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, lựa chọn ngày này–Ngày Tưởng Niệm 30 Tháng Tư thứ 42, để suy ngẫm về ảnh hưởng và hệ lụy của chiến tranh. Thông điệp cần được chuyển giao để giáo dục các nhà lãnh đạo là: cuối cùng, chiến tranh sẽ dẫn đến việc coi thường nhân mạng. Do đó, một khi thấu hiểu kết quả không lường của chiến tranh, hành động nào là hành động đáng chấp nhận.
Nguyên Tắc 7 Thế Hệ trong Bộ Luật Hòa Bình Vĩ Đại của người Da Đỏ Iroquois, sau trở thành nền tảng của Hiến Pháp Hoa Kỳ, khuyên rằng trong quyết định lựa chọn chiến tranh ta cần lưu ý mọi hệ lụy cho 7 thế hệ sau. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi người hãy nghĩ đến bao thế hệ sau, và yêu cầu các nhà lãnh đạo sử dụng biện pháp ngoại giao trước quân sự.
Thuộc về một tập thể đã bị ly tán bởi cuộc chiến đã chấm dứt hơn 4 thập niên trước, chúng ta có thể khẳng định rằng chiến tranh không có kết cục giản dị. Qua kinh nghiệm cá nhân về chiến tranh, chúng tôi vận động cho quyền làm người và quyền tị nạn và kêu gọi các nhà lãnh đạo, khi bàn cãi về chiến tranh và các biện pháp ngăn ngừa bằng quân sự, hãy xét đến vô số người Syrian và Bắc Triều Tiên vô tội sẽ bị bức tử hoặc ly tán.
Tái diễn lịch sử có thể là điều không thể tránh được, nhưng nét cọ và màu sơn tô lên thắng địa không nhất thiết phải do đổ máu và đổ vỡ.
Đâu đó, trong mỗi bước trên con đường thông hiểu nhân loại, với các lầm lỡ và thành công, chúng ta có khả năng lựa chọn những quyết định không những chỉ có lợi cho từng công dân và quốc gia, mà cho cả nhân loại.
Để giúp đỡ người tị nạn Syrian trong Ngày Tưởng Niệm Quốc Hận, xin viếng trang mạng Charity Watch Dog để tìm hiểu về các tổ chức đứng đắn hỗ trợ nạn nhân chiến tranh.