THỦ TỤC ĐÒI HỎI THÔNG TIN CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI KHÔNG ĐỦ CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ VỊ PHẠM HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HOA KỲ
/16 Tháng 4 2018
Đồng ý là nước Mỹ phải có kế hoạch chống khủng bố và quản lý di trú để bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định xã hội. Nhưng khác với những quốc gia Cộng Sản hay độc tài, chính phủ Mỹ, bất kỳ dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, phải làm việc trong khuôn khổ của luật pháp và Hiến Pháp.
Lần đâu tiên trong lịch sử, chính phủ Trump đã ra lệnh đòi hơn 26.7 triệu du khách và 559 ngàn người nhập cư phải kê khai quá trình xử dụng mạng xã hội qua mẫu đơn Arrival and Departure Record (Forms I-94 và I-94W).
Chủ trương thanh lọc cặn kẽ (extreme vetting) từ thời Obama đã làm đúng theo bộ Luật bảo vệ Quyền Riêng Tư Cá Nhân (The Privacy Act of 1974), cấm thu thập, lợi dụng, phân phối thông tin riêng tư. Ngược lại, lạm dụng Luật Chống Khủng Bố (US Patriot Act 2001) và bất chấp quyền Tự Do Ngôn Luận Điều 1, chính phủ Trump muốn kiểm soát ngôn luận và chiếm đoạt thông tin cá nhân qua mạng xã hội. Bộ Luật The Omnibus Crime Control and Safe Streets Act of 1968 mà họ viện cớ dùng cũng đòi hỏi chính phủ phải có Trát Tòa để hành sự (Olmstead v. United States 277 U.S. 438). Ngay cả khi áp dụng tiền án và án lệ (Common Law: Precedents and Case Law), chính phủ cũng không thể tự tiện nghi vấn một cá nhân (Ehling v. Monmouth-Ocean Hospital Service Corp 2012, New Jersey), trừ khi đương sự có thông tin, hình ảnh phạm pháp trên mạng. Thiếu chứng cớ, hành vi kiểm duyệt ngôn luận vi phạm cả Legal Doctrine “intrusion upon seclusion” và “public disclosure of private fact" (Roberts v. Careflite, 2012).
Tóm lại, thủ tục rò xét mạng xã hội đã hoàn toàn lọt ra khỏi căn bản luật pháp và chà đạp quyền tự do ngôn luận của công chúng. Điều này để lộ ý đồ ma giáo. Phải chăng chính phủ Trump đang tìm cách khai thác thông tin cá nhân như Cambridge Analytica trong kỳ bầu cử 2016.