Voter Suppression và Gerrymandering
/Ngày 10 tháng 10 năm 2020
An Van, thành viên của PIVOT
Không có thể chế chính trị nào là hoàn chỉnh cả. Nhưng có thể chế rất là độc hại và có thể chế tốt hơn, nhưng hoàn chỉnh thì chưa. Kể cả thể chế dân chủ cũng có mặt trái và lỗi của nó.
Hôm nay tôi bàn về hai vấn nạn / lỗi của thể chế dân chủ Mỹ mà tôi dám chắc là phần đông người Mỹ gốc Việt không biết rõ lắm cho dù có thoáng nghe qua. Một trong hai vấn đề này mà cả những thanh niên có bằng đại học, vì nhiều lý do cũng mù mờ chứ nói chi thế hệ trước.
Đó là 1) mánh khóe voter suppression cùng với sự chống đối bầu qua thư và 2) redistricting via gerrymandering. Cái thứ hai tạm dịch là vẻ lại bản đồ đơn vị bầu cử giống con thằn lằn khủng của Gerry. (Thấy không? nếu không sinh hoạt dòng chính của chính trị Mỹ lời dịch này làm sao mà mấy ông bà VN không biêt tiếng Anh hiểu được phải không?)
Nhưng trước khi tôi phân tích 2 vấn đề đó tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi.
Lúc tôi còn là sinh viên đại học, sống chung với cha mẹ ở nhà bên Bắc California vào thời Pete Wilson là thống đốc. Nhà tôi lúc đó là trong khu mobile home (ai cũng biết mobile home là khu nghèo dân lao động tay chân, phần đông là dân Mỹ thất học hay là người dân tộc thiểu số phải không?) Khu nhà tôi và mấy cái mobile park kế bên phải gộp chung vào chỉ có một nơi bỏ phiếu duy nhất: một khu mobilehome park khác ở bên kia freeway băng qua cánh đồng nữa (mà chỉ có lái xe ~2 miles mới tới.)
Đã vậy cử 10 lần bầu cử là 6 lần thay đổi địa điểm vào phút chót hay gộp lại một nơi khác vì nhiều lý do. Có lẽ là thiếu nhân viên phục vụ thì phải , etc.....? Không có thông báo đổi địa chỉ gởi về trước đó. Khi đến ngày, đi đến, khu vực vắng vẻ tìm hoài mới thấy tấm bảng nhỏ xíu ghi địa chỉ bầu cử mới. Vào thời đó đã có Yahoo map/mapquest nhưng chưa có trong mobile phone, người đi bầu phải chạy về nhà, tìm trong computer, in ra mới biết đường đi đến.
Đã bao lần tôi chứng kiến những người đi bầu chưng hửng, cùng nhau chửi thề rồi vội vã đi làm thôi. Vì dân cư trong những khu đó, làm việc tay chân, tính theo giờ hay shift thì làm gì mà họ có nhiều thời gian chạy tới chạy lui. Họ tính là chạy vô xếp hàng bỏ phiếu rồi đi làm việc. Kết quả là có mấy ai đi tìm đến địa điểm mới để đi bầu. Khi đến thì phải đợi trong hàng thêm mấy tiếng đồng hồ nữa.
Trong khi đó khu nhà của bạn gái vì là nơi khá giả hơn, Mỹ trắng ở nhiều hơn, thì thùng bỏ phiếu/bầu cử lại được đặt trong garage của ông bà volunteer hàng xóm nào đó. Nhân viên bầu cử đầy đủ. Rất là tiện, đi bộ từ nhà cũng được. Mười lần trên mười. Thật là sướng.
Cho dù trong nhà tôi chỉ có tôi là người đi bầu thường xuyên nhất mà cũng đã bỏ qua nhiều cuộc bầu cử địa phương, hay quốc gia, vì sự bất tiện này.
Sau nhiều lần bị "chơi" như vậy, tôi mới thật sự hiểu rõ đó là một trong những cách thức voter suppression là gì. Sự bất bình đẳng nó không cần phải là bị đàn áp như những nước độc tài khác mà là nó tinh vi hơn. Đó là tạo ra những rào cản làm nản lòng cử tri. Giống như luật voter ID nghe thì thấy đúng nhưng phải trình một hai cái chứng minh thì có mấy dân nghèo nào bỏ tiền đi làm. Người Việt vì là di dân bên ngoài vào Mỹ nên dĩ nhiên là ta có thể có đầy đủ giấy tờ từ khi mới đặt chân xuống. Nhưng có mấy dân ở miền Nam nghèo rớt mồng tơi có đi đâu đâu mà làm hay có đầy đủ giấy tờ.
Nay vì bầu cử mà phải trả tiền làm khai sinh mới được làm thẻ chứng minh của tiểu bang chưa kể mất tiền nghĩ việc.
Trong khi thẻ sinh viên và thẻ trợ cấp của tiểu bang có hình ảnh hẳn hoai thì không chấp nhận mà thẻ mang súng trong người thì lại được, như bên Texas. Vì dân mang thẻ trợ cấp phần đông là dân thiểu số, dân mang súng trong người là dân Mỹ trắng.
Chỉ cần một đạo luật khắc khao thôi là dìm được 11% cử tri hay 21 triệu phiếu của dân thiểu số hay người nghèo, theo cơ quan giúp đỡ luật ACLU.
Giống như việc bang Texas vừa qua, thống đốc Cộng Hòa, đã ban lệnh của phủ TD, là mỗi quận hạt (gọi là huyện cũng được) của TX chỉ có 1 địa điểm để mà người dân ai đã chọn bỏ phiếu khiếm diện thì phải đến đó. Tức là mình gạch vào tấm phiếu ở nhà rồi gởi qua thư hay đem đến nơi bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Nay chỉ được đi bỏ vào 1 địa điểm thôi. TX có 13 hạt có dân số từ +400 ngàn tới 4.2 triệu người, là những hạt có cơ hội chuyển màu đỏ qua xanh với đông dân số không phải là Mỹ trắng. Và nhiều hạt mà diện tích là hơn 2 cái tỉnh của VN gộm lại. Thì tưởng tượng sẽ có bao nhiêu người làm nghề bồi bàn, làm công nhân, làm y tá, làm xửa xe, làm giáo viên sẽ lái xe xa xôi đi bỏ phiếu (nếu có xe)? Trong gia đình có mấy ai làm được ? Còn nữa, viện cớ là Covid nên giảm thùng phiếu ở những nơi bầu tại chỗ, nhưng không bất buộc nhân viên là cần phải đeo đồ bảo vệ và người dân không đeo khẩu trang.
Đây là những thí vụ điển hình, còn nhiều và nhiều điều khác mà có cùng một goal/một mục đích, đó là dìm phiếu của dân không phải Mỹ trắng.
Tại sao bầu cử lại không là một ngày lễ hay cuối tuần cho mọi người như nhau cùng bầu như phần đông nước dân chủ trên thế giới.
Dân kỹ sư hay dân lao động cổ áo trắng như tôi thì công việc thoải mái hơn, còn dân cổ xanh hay dân tay làm hàm nhai thì đâu có dễ đứng xếp hàng mấy tiếng đồng hồ phải không?
Bầu cử qua thư gởi về trước hay trong ngày bầu cử là đã có từ gần 200 trăm năm rồi, nhưng không thịnh hành cho tới bây giờ. Tất cả tiểu bang điều có hình thức này hay hình thức khác. Mình phải đăng ký đi bầu với điều kiện là công dân và đủ tuổi, và chọn bầu kiếm diện thì cơ quan mới giởi cho mình chứ. Hoàn toàn không có chuyện là giởi ra tràn lan như người CH hay trump nói (nghịch lý là ông là cũng đã và đang bầu qua thư đó).
Hơn nữa, khi mà chưa có một ngày lễ bầu cử mà mọi người có quyền đi bầu có thời gian được đi bầu và chưa có nhiều địa điểm bỏ phiếu, thì bầu khiếm diện là tốt nhất. Mình có thời gian suy ngẫm nghiên cứu từ dự luật này, bầu cho ông nọ bà kia. Nó bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng. Một người một phiếu; không phân màu da, giàu nghèo. Đảng nào hay thì được nhiều phiếu. Cách bỏ phiếu bây giờ chúng ta có còn thiếu những phiếu của dân nghèo và không phải Mỹ trắng lắm.
Trở lại chính bản thân tôi.
Từ hồi hiểu thêm ra, tôi đã ghi danh bầu khiếm diện hoàn toàn (permanently) và từ đó tôi tự hào là chưa từng bỏ qua cuộc bầu cử nào, nhất là những cuộc bầu cử midterm và cho những luật ở cấp địa phương (mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến nơi tôi ở)