Ngọa Hổ Tàng Ngưu

Một năm mới Nhâm Dần là thời gian của hy vọng và may mắn tốt lành trong mọi khẩn cầu. Truyền thống của ta là cần phải dọn sạch nhà cửa trong ngày cuối năm vì theo lời dị đoan, ta cần quét rũ mọi rủi ro của năm cũ.

Mẹ tôi sinh ra trong năm Sửu. Mẹ thường bảo với chúng tôi là vì thế nên đời bà đầy khó khăn. Khi còn học dưới trung học, tôi thích nhất phim Ordinary People, cuốn phim với giải Oscar. Thuở ấy, tôi nhận diện thấy mình trong những dằn vặt của tuổi dậy thì trong nhân vật chính. Sự rạn nứt của một gia đình người da trắng trung lưu tại Illinois đã là một điều tôi khó hiểu, huống chi là sự chết chóc và cảnh tự sát. Khi theo học Y Khoa, tôi đã được huấn luyện về bệnh “chấn thương tâm lý” hay PTSD. Bệnh tâm thần này mới được biết đến, dựa trên những triệu chứng thường xảy ra cho các cựu quân nhân trở về sau chiến tranh Việt Nam. Sau này, tôi mới nhận thấy PTSD, bệnh trầm tưởng, khắc khoải, và các bệnh tâm thần khác đã ảnh hưởng đến các bệnh nhân người Việt của tôi ra sao. Căn bệnh ấy đã xé nát bao gia đình và cuộc sống như thế nào.

Không phải chỉ riêng người Việt mắc phải căn bệnh này. Nhưng người Việt mang một nỗi đau khổ riêng. Họ vướng phải một căn bệnh mà họ không tin là bệnh. Và họ đè nén sự đau khổ trong im lặng vì nhục nhã đã được gắn liền với bệnh tâm thần.

Tôi không phải là một lương y vô cảm. Ba năm trước khi cuốn phim ra đời bà ngoại tôi mất tại Việt Nam. Sự kiện này đã đẩy mẹ vào tình trạng trầm tưởng nặng. Bà cắt gân máu tay. Bố tôi tìm thấy bà lang thang trong một công viên tại Pennsylvania. Năm mười ba tuổi tôi còn nhớ đã đến thăm mẹ tại bệnh viện tâm thần, nhìn ra bên ngoài là tuyết trắng rơi đầy. Thật giống cảnh trong phim. Vào năm mười sáu tuổi, cuốn phim ấy lại làm tôi khóc mà không hiểu vì sao. Đấy là không dám phủ nhận.

Là người Mỹ gốc Việt hôm nay đồng nghĩa với tiếp tục sống với cột trụ đôi của sự đau đớn––do chiến tranh và những năm tỵ nạn và hiện nay do đại dịch. Trong cơn đại dịch này 4 trên 10 người Mỹ, trên phân nửa trong số tuổi từ 18 đến 24, bị lâm vào bệnh trầm tưởng hay khắc khoải. Nếu không phải là chính chúng ta thì cũng là người thân của ta. 

Tôi đã cố tránh nói về bệnh tật của mẹ vì muốn giữ kính trọng cho bố mẹ mình, vì họ lo sợ bị sỉ nhục. Nhưng nay, mẹ tôi đã mất và bố tôi không màng. Thiên hạ nói đá động đến bệnh tâm thần và sự chết chóc trong ngày đầu năm là điều xui xẻo. Phải quét sạch từ ngày cuối năm. Vất đi cùng với năm cũ mọi rách nát và than khóc. Nhưng làm sao có được một năm mới nếu không đi qua năm cũ? Sẽ không thể có sự vui vẻ nếu không có hàn gắn.

Tôi xin chúc tất cả một năm mới chan hoà niềm vui. 

(Đường dây phòng chống tự tử trên toàn quốc hoạt động 24/7 để giúp những người đang trong cơn khủng hoảng hay cần can thiệp cho ai khác. Gọi số 1-800-273-8255 để nói chuyện với chuyên viên. Sau 16 tháng 7, 2022, chỉ cần gọi 988 để được cứu thoát.)

-- Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Chủ Tịch Hội Người Mỹ gốc Việt cấp tiến (The Progressive Vietnamese American Organization - PIVOT).