Lá Thơ Gởi Toà Soạn
/5 Tháng 7 2018
Kathy Khanh Linh Tran, Delegate, 42nd District, Virginia House of Delegates
Năm 1979, qua bao ngày trôi dạt trên một mảnh thuyền con cũ kỹ, ba mẹ và tôi trốn thoát Việt Nam và trở thành người tỵ nạn. Mẹ tôi còn nhớ đêm đó không sao—trời đen tối đến nỗi bà không phân biệt nổi giữa đại dương bao la và đêm dầy đặc. Khi chúng tôi bước xuống biển tận cùng, bà vẫn không hiểu làm sao chúng tôi có thể sống thoát.
Quyết định rời quê cha đất tổ và các người thân quyến như xé ruột. Dẫu thế, hải hành khủng khiếp vẫn còn hơn là sống với chế độ cưỡng bách tại quê nhà. Cuộc hành trình tìm hy vọng, cơ hội, và tự do của gia đình tôi là cuộc hành trình của 800 ngàn thuyền nhân Việt và bao di dân khác từ khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay trên hoàn cầu có trên 65 triệu người phải tha hương. Trên biển Địa Trung Hải hay biên giới Nam Mỹ, bao người đã liều mạng vì khao khát một sự sống tốt đẹp hơn cho chính bản thân hay cho con cái.
Tôi cảm thấy phẫn nộ khi Chính Phủ Trump ban hành điều luật “không nhân nhượng.” Cách đối đáp thiếu nhân đạo này đang xé nát chia ly những gia đình đang tìm tỵ nạn tại biên giới phía nam của ta, khiến bao cha mẹ điên loạn tìm kiếm con cái mình, trong khi các con trẻ bị tách biệt phải sống trong khủng hoảng sợ hãi. Chúng ta không thể chia cách gia dình, và chúng ta không thể ngừng tranh đấu cho đến khi các gia đình ấy được đoàn tụ.
Chúng ta cũng không thể giam tù người tỵ nạn trong một thời gian vô hạn định trong lều tạm, hay chuồng giam. Năm 1998, tôi đã từng dậy ESL cho những người di dân tỵ nạn tại trung tâm giam giữ Elizabeth ở New Jersey. Những trung tâm giam cầm này không phải là nơi cho người chạy nạn, dù là người lớn, huống gì trẻ em hoặc gia đình có con nhỏ.
Tiểu bang Virginia cam quyết sẽ kết hợp chặt chẽ lòng nhân đạo và công lý. Qua quyến định triệu hồi vệ quân của tiểu bang Virginia từ vùng biên giới phía Nam, thống đốc Ralph Northam đã gởi một thông điệp rõ ràng là tiểu bang Virginia sẽ không tham gia vào chiến dịch chia cách các gia đình tỵ nạn. Tôi hoan nghinh sự lãnh đạo của thống đốc trong việc điều tra nhanh chóng các cuộc đối sử “mạnh tay” với trẻ em tỵ nạn do cơ quan di trú người tỵ nạn (US Office of Refugee Resettlement) tại Stanton, Virginia. Chúng ta cần bảo đảm an ninh cho mọi người—người lớn hay trẻ em, sanh tại Hoa kỳ hay tỵ nạn—đang bị giam tại Virginia.
Vào thập niên 1970 hay 1980, nhiều người Mỹ đã phản đối việc cho phép người tỵ nạn Việt Nam nhập cư vào Hoa kỳ. Mặc dù gặp nhiều chống đối, TT Jimmy Carter và TT Ronald Reagan, một người đảng Dân Chủ và kia người đảng Cộng Hòa, đã can đảm chấp nhận người Việt tỵ nạn. Bây giờ, cũng như trước đây, Hoa kỳ phải đón nhận các người tỵ nạn qua một quy trình nhập cư nhân đạo hầu giúp họ lánh nạn.
Chính việc công chúng Hoa kỳ đứng lên đòi hỏi một đối xử nhân đạo với các gia đình tỵ nạn trong ngày Tỵ Nạn Thế Giới (World Refugee Day) đã làm thay đổi chính sách “Không Nhân Nhượng.” Đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa đã đồng thanh lên án chủ trương chia cắt gia đình. Việc quan trọng là chúng ta, những người tỵ nạn trong quá khứ, đồng tâm sát cánh với những người tỵ nạn ngày nay. Chúng ta hiểu quá rõ là việc phải bỏ nước đi tỵ nạn là bước đường cùng, và các người tỵ nạn cần được đối xử một cách nhân đạo.
Chúng ta phải cam kết luôn luôn lấy lòng nhân đạo để tận tâm giúp đỡ người tỵ nạn đang tìm đường thóat khỏi bạo lực, sự khủng bố, và đàn áp. Trong nhiều thế hệ, Hoa kỳ là ngọn hải đăng mang ánh sáng hy vọng, và di dân tỵ nạn đã góp phần gây sức mạnh trong các nền tảng xã hội, kinh tế, và văn hóa của xứ này ngay từ khi lập quốc. Bây giờ, hơn khi nào hết, chúng ta cần tiếp tục đòi hỏi tinh thần lãnh đạo có đạo đức từ những người chỉ huy đất nước.